Nạp Bình Chữa Cháy Giá Rẻ

Nạp Bình Chữa Cháy Giá Rẻ

Bình chữa cháy nằm trong danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy có hạn sử dụng (được ghi, dán trên vỏ bình). Khi bình chữa cháy đã hết hạn sử dụng cũng đồng nghĩa với việc các chất chữa cháy trong bình sẽ không còn tác dụng trong việc dập tắt lửa trong các đám cháy. Vì vậy ta phải tiến hành kiểm tra lại chất lượng bình và nạp lại chất chữa cháy trong bình

Nhiều người vẫn nghĩ bình chữa cháy là thiết bị sử dụng lâu dài. Chỉ cần trang bị bình chữa cháy tại vị trí cố định, khi cần thì sử dụng, sử dụng hết mới thay mới hoặc nạp bổ xung. Đây là suy nghĩ sai lầm tai hại, nhiều bình chữa cháy được để từ năm này qua năm nọ và đến khi cần lấy ra dùng thì không dùng được mặc dù niêm phong còn nguyên.

Mỗi bình chữa cháy được thiết kế với cấu tạo bởi các chất chữa cháy A,B và C chính vì vậy các chất chữa cháy này đều có hạn sử dụng.  Khi các chất đã hết hạn sử dụng thì không tác dụng gì trong việc dập tắt lửa cho các đám cháy nữa.

Chính vì vậy chúng ta cần quan tâm đến hạn sử dạng chính là thời hạn bảo hành dán trên tem bình do các cơ sở cung cấp bình chữa cháy dán lên bình, vì khi dán tem lên bình chữa cháy chính là trách nhiệm bảo hành của cơ sở đó về sản phẩm, và theo quy định của cảnh sát phòng cháy chữa cháy  thời gian nạp bình chữa cháy là :

  • Bình chữa cháy mới 100% thì bảo hành 12 tháng và bình chữa cháy đã qua sử dụng thì hạn bảo hành khi sạc lại bình chữa cháy chỉ 6 tháng. vì vậy chúng ta nên chú ý đến vấn đề này khi sử dụng bình chữa cháy. Để nhận biết hạn sử dụng bình chữa cháy là bao lâu hết hạn thì cũng rất đơn giản.
  • Đối với bình chữa cháy dạng bột thì có kim đồng hồ hiển thị, nếu báo về vạch đỏ tức là khẩn cấp là gần hết và sẽ hết. Đối với bình chữa cháy khí CO2 thì khí hết hay còn phụ thuộc vào trọng lượng nặng nhẹ của bình.
  • Khi hết hoặc đến định kỳ thì cần phải bơm nạp sạc bình chữa cháy, công việc này thì phải có đội ngũ chuyên môn thực hiện. Đối với bình chữa cháy phục vụ cho những nơi có nguy cơ chát nổ cao như kho dầu, hóa chất nhiêu liệu thì chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng với quy trinh và thường xuyên hơn để đảm bảo an toàn và khả năng sư dụng luôn ở trạng thái chủ động sẵn sàng.

Nạp Bình Chữa CháyI. Quy định về việc nạp bình chữa cháy

Thông tư và nội dung chính thức của Bộ công an và cục cảnh sát PCCC về quy định kiểm tra, bảo trì / bảo dưỡng, nạp sạc bình chữa cháy

Trích theo mục 4 của TCVN 7435 – 2:2004 – ISO 11602 2 : 2000 Việc kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy xe đẩy như sau:

1. Quy định chung

1.1. Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.

1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 4.2. Chỉ những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 4.3 và 4.4. Xem phụ lục A.

1.3. Việc bảo dưỡng và nạp sạc bình chữa cháy phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.

1.4. Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.

2. Kiểm tra

2.1. Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.

2.2. Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:

a/ Được đặt đúng vị trí quy định;

b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;

c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;

d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;

e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc)

f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;

g/ Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động.

2.3. Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong 4.2.2a và b/ phải có hành động chỉnh sửa ngay.

2.4. Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c/,d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải tiến hành bảo dưỡng theo qui trình thích hợp.

2.5. Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c/, d/,e/,f/ hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ.

2.6. Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy halon không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào của c/, d/,e/,f hoặc g/ của 4.2.2 thì phải loại bỏ và chất chữa cháy phải được lấy lại hoặc huỷ.

3.  Bảo dưỡng

3.1. Quy định chung

Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:

a/ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;

b/ Thử thuỷ lực đúng kỳ;

c/ Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bào bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với 4.3.2

3.2. Quy trình đối với tất cả các loại bình chữa cháy

3.2.1. Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:

a/ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa; Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp liêm phong mới;

c/ Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.

3.2.2. Đối với việc cân nhắc quy trình được thực hiện khi bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:

Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ
gia, hoặc bọt

Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;

Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia
hoặc bọt;

Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;

Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide

4. Nạp lại

4.1 Tất cả các loại bình chữa cháy nạp lại được phải được nạp lại sau khi sử dụng hoặc khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu.

4.2 Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.

II. Nạp bình chữa cháy bột:

Bước 1: Tiếp nhận bình chữa cháy từ khách hàng

Bước 2: Kiểm tra chất lượng vỏ bình xem có bị rỉ sét hay không? Phụ kiện bình: dây loa, vòi phun, đồng hồ áp suất, van bình, ti bình, tay cầm ,… có bị hư hỏng hay không?

Bước 3: Loại bỏ tạp chất , xúc rửa bình sạch sẽ, sơn chống sét (nếu cần thiết)

Bước 4: Nạp bột chữa cháy mới. Bột BC/ ABC tuỳ theo loại bình của Khách hàng

Bước 5: Bơm áp suất và kiểm tra lại độ an toàn của bình.

Bước 6: Niêm phong bình, dán tem bảo hành và bàn giao lại cho khách hàng

III. Nạp bình chữa cháy CO2

Bước 1: Tiếp nhận bình chữa cháy từ khách hàng

Bước 2: Kiểm tra chất lượng vỏ bình xem có bị rỉ sét hay không? Phụ kiện bình: dây loa, vòi phun, đồng hồ áp suất, van bình, ti bình, tay cầm ,… có bị hư hỏng hay không?

Bước 3: Loại bỏ tạp chất , xúc rửa bình sạch sẽ, sơn chống sét (nếu cần thiết)

Bước 4: Bơm khí CO2 mới vào bình

Bước 5: Cân đo trọng lượng đúng chuẩn quy định của chủng loại bình

Bước 6: Niêm phong bình, dán tem bảo hành và bàn giao lại cho khách hàng

Nhận bình chữa cháy → Kiểm tra chất chữa cháy và vỏ bình/ phụ kiện của bình → Xúc bình sạch sẽ → Nạp bột/khí chữa cháy → Bơm áp suất → Kiểm tra, kiểm định chất lượng → Dán tem bảo hành → Bàn giao.

cấu tạo bình CO2

Sau khi thực hiện xong quy trình trên kiểm tra độ rò rỉ và áp suất có đảm bảo an toàn, kiểm định chất lượng để bàn giao cho khách hàng.

Bột chữa cháy tất cả đã được kiểm định chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy.

Khi nạp lại bột chữa cháy hiệu quả như ban đầu, bơm áp suất và khả năng chữa cháy hoàn toàn không có gì khác so với các loại bình mua mới.

Trong quá trình nạp lại bột, trọng lượng bột đã được định lượng sẵn trong máy đảm bảo đủ kg theo tiêu chuẩn của từng bình.

Theo dây chuyền xúc nạp bình chữa cháy bằng bột khô, hiện để tiết kiệm được chi phí cho những khách hàng đang sử dụng 2 đến 3 năm có thể áp vẫn đủ nhưng bột sẽ bị vón cục, khả năng chữa cháy kém hơn.

Có nhiều trường hợp là lưu trữ ngoài trời nắng bình sẽ bị tụt áp suất. Do vậy trước khi nạp lại cần được kiểm tra lại rất kỹ càng.

Các lưu ý khi nạp bình chữa cháy

  • Khi tiến hành nạp bình chữa cháy lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.
  • Loại bình nào phải nạp đúng hóa chất đó theo tam mác của nhà sản suất đã ghi trên đó
  • Bột chữa cháy không được trộn lẫn hoặc thay đổi cấu trúc hóa chất bởi loại bột khác.
  • Không được chuyển đổi bình chữa cháy từ loại này sang loại khác ( VD CO2 sang bột, bọt ). Hoặc không được sử dụng các loại chất chữa cháy khác để thay thế chất quy định trên vỏ bình từ nhà sản suất
  • Bột trong các binh chữa cháy là hóa chất đặc biệt, không cho phép tạp chất khác gây ảnh hưởng vào
  • Bột tồn dư trong bình cũ phải loại bỏ hoàn toàn, làm sạch bình để nạp bột mới hoàn toàn
  • Phải xem kỹ hướng dẫn và những lưu ý của nhà sản xuất trước khi tiến hành nạp bình chữa cháy

Công ty TNHH XNK Thép & Thiết bị công nghiệp Minh Tiến với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, luôn tạo sự tin tưởng và làm hài lòng khách hàng, rất hân hạnh được hợp tác và quan tâm của quý khách.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK THÉP & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP MINH TIẾN
Trụ Sở Chính: 1097 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Kho 1: Ấp 5 , Vĩnh Tân, Tân Uyên, Bình Dương
Tel: (0274) 3 678 769 – (0274) 3 678 770
Hotline/Zalo: 0933.160.169 Mr. Tiến
Email: sieuthipccc.net@gmail.com
Website: https://sieuthisatthep.net – https://vattupccc.net Facebook: https://www.facebook.com/Satthepinoxbinhduong/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *